Short-circuit evaluation : Đoản mạch và chập điện

Bài viết hôm nay sẽ nhắc lại khái niệm “đoản mạch” của biểu thức logic trong lập trình. Mình dùng từ “nhắc lại” chứ không dùng từ “giới thiệu”, vì đây là điều ai cũng được học trong quá trình học, và 90% đều không áp dụng trong quá trình lập trình. (Số liệu thật đấy nhé, không chém đâu).

Continue reading Short-circuit evaluation : Đoản mạch và chập điện

Series C# hay ho: Những điều thú vị trong C# (Phần 2)

Chào mừng các bạn đã quay lại với phần 2 bài viết Những điều thú vị trong C#. Bạn có thể xem lại phần 1 ở đây:

https://toidicodedao.wordpress.com/2015/01/22/series-c-hay-ho-nhung-dieu-thu-vi-trong-c-phan-1/

Series C# hay ho là một series dài kì, giới thiệu những điều “hay ho” của C#. Đây chỉ là phần 2 của bài viết thôi, không phải của toàn bộ series đâu nhé.

Continue reading Series C# hay ho: Những điều thú vị trong C# (Phần 2)

Series C# hay ho: Những điều thú vị trong C# (Phần 1)

Như đã giới thiệu, mình là một lập trình viên C#.NET, do đó C# là ngôn ngữ mình tiếp xúc hằng ngày. Lẽ dĩ nhiên, trong quá trình sử dụng + tìm hiểu, mình nhận thấy có C# có những điều nhỏ nhặt, nhưng lại khá hay ho, cho thấy các cụ Microsoft có suy nghĩ tới developer khi tạo ra ngôn ngữ này.

Nội dung bài viết này là những điều “hay ho” mình đã nói. Những điều “hay ho” (mà ít người biết) này giúp cho việc code được nhanh hơn, code dễ đọc dễ hiểu hơn1. Trong quá trình so sánh, mình có nhắc tới sự thuận tiện khi developer bằng C# so với “các ngôn ngữ khác”. Ở đây cũng giống như so sánh OMO với “bột giặt thường” vậy, không có ý so sánh C# với Java hay PHP của các bạn đâu nhé, các bạn đừng ném đá tội nghiệp =))). Continue reading Series C# hay ho: Những điều thú vị trong C# (Phần 1)

Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ (Phần cuối)

Tóm tắt nội dung bài viết

  1. Trước khi hỏi câu này, hãy tự hỏi : Mình muốn học lập trình để làm gì?
  2. Lựa chọn thật ra không quan trọng. Học một ngôn ngữ mới là chuyện đơn giản.
  3. Lời khuyên của bản thân Hoàng

Phần cuối – Lời khuyên của bản thân Hoàng

Như tựa đề, dưới đây là một số lời khuyên của mình, dựa theo kinh nghiệm cá nhân (Mình chỉ có kinh nghiệm mảng web và mobile, nên các lời khuyên có thể sẽ không áp dụng được cho mảng embedded system). Continue reading Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ (Phần cuối)

Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ (Phần 2)

Tóm tắt nội dung bài viết

  1. Trước khi hỏi câu này, hãy tự hỏi : Mình muốn học lập trình để làm gì?
  2. Lựa chọn thật ra không quan trọng. Học một ngôn ngữ mới là chuyện đơn giản.
  3. Lời khuyên của bản thân Hoàng

Phần 2 – Lựa chọn thật ra không quan trọng, học một ngôn ngữ mới là chuyện đơn giản

Đọc tới đây, có lẽ nhiều bạn sẽ quăng bom, ném gạch mình tới tấp “dám chắc thằng chủ thớt không phải coder, phán như thánh”.

Trước khi ném đá, mong các đồng chí bình tĩnh nghe Hoàng giải thích trình bày. Mình cũng từng là sinh viên IT như các bạn. Continue reading Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ (Phần 2)

Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ (Phần 1)

Đây một câu hỏi mà mình thường nhận được từ các em sinh viên mới ra trường, mới vào đại học, hoặc chưa biết gì về lập trình: “Giờ mình nên học ngôn ngữ lập trình nào đây?”.

Nghe đơn giản, nhưng đây là 1 câu hỏi có độ khó khá cao, sánh ngang với câu “Em nên làm nghề  gì, vào đại học nào …” của các em học sinh cấp 3. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ đưa ra một câu trả lời, dựa theo ý kiến cá nhân. Continue reading Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ (Phần 1)